Cần cảnh giác với tội phạm
sử dụng công nghệ cao
Khi xã hội phát triển, công nghệ thông tin trở
thành một trong những nhu cầu cần thiết đối với con người, đặc biệt là sự phát
triển của các trang mạng xã hội đã và đang có
tầm ảnh hưởng ngày càng lan rộng trở thành nơi cung cấp thông tin một cách đắc
lực cho tất cả chúng ta. Với một lượng người tham gia đông đảo, trên diện rộng,
thậm chí xuyên biên giới. Bên cạnh tính tiện
ích vốn có của nó thì tội phạm sử dụng công nghệ cao
đã triệt để lợi dụng tính ưu việt của mạng Internet để thực hiện hành vi phạm tội,
gây ra nhiều hậu quả xấu đối với xã hội, cuộc sống bình yên và hạnh phúc
của nhân dân. Các loại hình tấn công phổ biến:
- Tấn công
deface: Truy cập bất hợp pháp vào cơ sở dữ liệu nhằm phá hoại, sửa
đổi dữ liệu, trộm cắp dữ liệu và thay đổi giao diện.
- Tấn công từ chối dịch vụ DDoS: Làm tắc nghẽn đường
truyền bằng cách cài mã điều khiển các máy tính "ma" trong mạng
botnet truy cập liên tục và lặp đi lặp lại vào một địa chỉ trang web đã định
trước.
- Phát tán virus, phần mềm gián điệp: Phát tán qua dịch vụ web
2.0 như Yume, Second Life, Facebook, Flickr, YouTube, Anhso... nhằm lây lan vào
máy tính cá nhân để lấy thông tin cá nhân như mật khẩu của e-mail, tài khoản
chat.
- Tội phạm trong
thương mại điện tử: Lừa đảo qua quảng cáo, bán hàng trực tuyến; lừa trên các sàn giao
dịch ảo như ngoại tệ, vàng, bất động sản, huy động vốn tín dụng; lừa đảo bằng
e-mail từ các nước châu Phi, châu Âu thông báo trúng thưởng sổ số lớn, đề nghị
tham gia rửa tiền, đề nghị nhận hộ tiền thừa kế...
- Tội phạm trộm
cắp thông tin thẻ tín dụng: Bằng các thủ đoạn như Skimming (dùng máy cà thẻ ghi trộm dãy
số trên thẻ); sử dụng phần mềm gián điệp để lấy thông tin gõ từ bàn phím; truy
cập bất hợp pháp vào website, cơ sở dữ liệu để lấy cắp thông tin cá nhân, thông
tin thẻ tín dụng; tạo ra một trang web bán hàng giả; thu thập, mua bán thông
tin thẻ tín dụng trên một số diễn đàn của hacker.
- Thủ đoạn rút tiền từ thẻ ngân
hàng: Thông đồng với nơi chấp nhận thẻ để rút tiền; mua hàng qua
mạng bằng thông tin thẻ trộm cắp; rửa tiền với nhiều loại tiền ảo như Liberty
Reserve, e-Gold, Paypal, Webmoney, ePassport...; chuyển tiền từ thẻ tín dụng
trộm cắp sang tài khoản ngân hàng; dùng thẻ tín dụng trộm cắp để đánh bạc, cá
độ qua mạng.
- Lừa đảo trong
mua bán hàng qua mạng - B2B: Khi ký hợp đồng qua mạng, đặc biệt là hợp đồng ngoại thương,
tội phạm thường thực hiện đúng hợp đồng đầu để tạo lòng tin. Khi lượng tiền
thanh toán lên đến hàng triệu USD, đối tượng nhanh chóng rút tiền trước khi
người mua phát hiện hành vi lừa đảo và không giao hàng hoặc giao hàng không
đúng hợp đồng.
- Lừa đảo trong mua bán hàng qua mạng -
C2C: Lợi dụng đặc điểm của việc mua bán qua mạng là người
mua bao giờ cũng phải trả tiền trước, người bán chào hàng không chuyển hàng,
hoặc giao không đúng với quảng cáo về chất lượng, số lượng, chủng loại, mẫu
mã...
Đáng chú ý, nhiều
loại tội phạm truyền thống đang có xu hướng chuyển sang sử dụng công nghệ cao
để hoạt động phạm tội như trộm cắp; lừa đảo; tống tiền; đánh bạc, cá độ bóng
đá; mại dâm; buôn bán hàng cấm; phát tán văn hóa phẩm đồi trụy; rửa tiền. Đa
phần người dân bị lừa đảo là do lòng tham và sự thiếu hiểu biết. Từ việc nạp
thẻ mua hồ sơ để nhận giải xe máy hoặc tiền mặt; đến chiêu trò hack nạp thẻ
điện thoại di động; tống tiền qua điện thoại.
Trước tình hình trên, để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm sử
dụng công nghệ cao, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số giải
pháp cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công
nghệ cao; trong đó tăng cường đối với các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và
dịch vụ Internet, viễn thông; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài
chính, ngân hàng, thanh toán điện tử và thương mại điện tử; tầng lớp thanh
niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên.
Thứ hai, mỗi người dùng Internet,mạng xã hội cần phải có nhãn quan sắc
bén, bản lĩnh vững vàng, tự bảo vệ mình trước những thông tin sai trái, tiêu
cực; đồng thời, cần nâng cao ý thức cảnh giác, sàng lọc thông tin trước khi
tiếp cận, nghiên cứu, sử dụng. Cần có trách nhiệm tham gia phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp
luật khác có sử dụng công nghệ cao bằng cách bảo vệ mật khẩu, khóa mật khẩu, cơ
sở dữ liệu, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và hệ thống thiết bị công
nghệ cao của mình; phát hiện, kịp thời tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật
khác có sử dụng công nghệ cao với cơ quan Công an hoặc chính quyền cơ sở gần
nhất; phối hợp chặt chẽ với Cơ quan chuyên trách trong quá trình xác minh làm
rõ tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao, cung cấp các
thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan cho Cơ quan chuyên trách khi được
yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, các cơ quan thực hiện chức năng
quản lý hành chính về an ninh, trật tự thông qua hoạt động của mình có trách
nhiệm chủ động phát hiện kịp thời nguyên nhân, điều kiện, phương thức, thủ đoạn
hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao và có
biện pháp xử lý phù hợp.
Thứ tư, tăng cường các biện pháp phòng
ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thông qua quản
lý hành chính về an ninh, trật tự, bao gồm: Theo dõi nhân khẩu, hộ khẩu thông
qua công tác quản lý cư trú, kiểm tra nhân khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú,
tạm vắng trên địa bàn; quản lý hồ sơ, tàng thư, căn cước phục vụ công tác
phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; quản
lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; các biện pháp quản lý hành chính về an ninh,
trật tự khác theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, đối với cơ quan chuyên
trách cần tổ chức, triển khai các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp
luật để thu thập thông tin, tài liệu về tình hình có liên quan tại các địa bàn,
lĩnh vực phụ trách nhằm phục vụ việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm
pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
Bài viết rất sâu sắc
Trả lờiXóaBài viết phân tích sâu sắc, logic có tính thuyết phục cao.
Trả lờiXóaBài viết phân tích sâu sắc, logic có tính thuyết phục cao.
Trả lờiXóa