Chiến tranh mạng và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trên không gian mạng trong tình hình hiện nay
CHIẾN TRANH
MẠNG VÀ NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
VIỆT NAM
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Trong
những năm qua, nhu cầu sử dụng internet và các hệ thống máy tính kết nối ngày
càng lớn đã dẫn đến sự gia tăng mạnh về số lượng các cuộc tấn công trên không
gian mạng; hầu hết các cuộc xung đột chính trị, kinh tế hay quân sự đều có sự
tham gia của yếu tố công nghệ cao. Chính vì vậy, thuật ngữ “chiến tranh
mạng” ra đời, thường xuyên được các phương tiện truyền thông sử dụng để chỉ
hình thức cao nhất trong các loại hình xung đột mạng, khốc liệt hơn tội phạm
mạng và chủ nghĩa khủng bố trên mạng.
Hiện có nhiều quan điểm và
khái niệm khác nhau về chiến tranh mạng hay chiến tranh thông tin nhưng hầu hết
đều có chung một số nội dung đó là: Việc áp dụng công nghệ thông tin ở mức độ
cao, lợi dụng kỹ thuật máy tính, thông qua mạng internet và các mạng khác để
tác động vào thông tin trên mạng, các quá trình vận hành trên mạng, cơ sở hạ
tầng mạng, ngăn cản hoặc triệt tiêu các hoạt động dựa trên mạng của đối phương
trong các mặt hoạt động chỉ huy - quản lý, tình báo, điều khiển, chiến tranh
điện tử, kinh tế, tâm lý, xã hội,...; là tổng hợp những hoạt động và biện pháp
nhằm tung tin gây rối loạn, tác động vào các cơ cấu ra quyết định; nhằm làm cho
đối phương có các hành động sai lầm hay có các quyết định vô hại có lợi cho ta,
ngăn cản hoạt động thu thập, xử lý thông tin của đối phương; đồng thời bảo vệ
thông tin trên mạng, các quá trình vận hành trên mạng và các hoạt động dựa trên
mạng của ta.
Thời
gian qua trên thế giới ghi nhận nhiều cuộc tấn công mạng, trong đó có một số cuộc
tấn công mạng tiêu biểu: Năm 2007-2008 Mỹ và
Israel sử dụng sâu Stuxnet, tấn công vào nhà máy hạt nhân của Iran, đã làm chậm
chương trình phát triển hạt nhân của Iran tới hai năm. Năm 2008 trong cuộc
chiến ở Nam Ossetia, diễn ra cuộc “chiến tranh thông tin” giữa Mỹ và các nước
phương Tây với Nga, mà ưu thế vượt trội không thuộc về Nga. Tháng 7/2011, Lầu Năm Góc đã bị tấn công
mạng với quy mô lớn, khiến 24 nghìn tài liệu mật của chính phủ bị đánh cắp. Tháng
12/2011 Iran can thiệp vào hệ thống điều khiển bắt sống máy bay RQ 170, loại
máy bay không người lái hiện đại nhất của Mỹ. Tháng 4/2012, đã xảy ra hàng loạt
cuộc tấn công mạng giữa các nhóm tin tặc Trung Quốc và Phillippnes, khiến hàng
loạt trang web bị tê liệt và ngừng hoạt động.
Hiện nay, chính phủ và quân
đội các nước đặc biệt là các nước có tiềm lực kinh tế, quốc phòng, rất quan tâm
đến chiến tranh mạng, đề ra quan điểm, chiến lược, chú trọng đầu tư nghiên cứu,
phát triển lực lượng tác chiến mạng của mình.
Việt Nam là một trong những quốc gia có sự phát triển
nhanh về công nghệ thông tin trên thế giới, chúng ta có thị trường internet vào
loại năng động nhất thế giới với 52% số dân sử dụng vào năm 2016; các thiết bị
thông minh đã trở nên phổ biến và quen thuộc, gắn liền với sinh hoạt, học tập,
lao động của người dân. Ước tính, khoảng 78% số người dùng internet ở Việt Nam
lên mạng mỗi ngày, 55% số đó online bằng điện thoại thông minh; riêng mạng xã
hội facebook có 53 triệu tài khoản/gần 97 triệu dân, trong đó 30 triệu tài
khoản online hằng ngày. Bên cạnh đó, Chính phủ điện tử cũng đang được triển
khai rộng khắp ở các bộ, ngành, địa phương.
Lợi
ích của mạng xã hội, của internet đối với phát triển kinh tế, xã hội, quốc
phòng, an ninh và với đời sống xã hội là rất lớn. Tuy nhiên hiện nay, việc sử dụng internet và các hệ thống máy tính kết nối ở nước ta
ngày càng lớn, đã dẫn đến sự gia tăng mạnh về số lượng các cuộc tấn công trên
không gian mạng; gây mất an toàn, an ninh mạng. Năm 2016, có khoảng 145
nghìn cuộc tiến công mạng gây thiệt hại hơn 10.400 tỷ đồng; hơn 10 nghìn trang,
cổng thông tin điện tử có tên miền “.vn” bị tiến công, chiếm quyền điều khiển,
thay đổi giao diện, cài mã độc và có hơn 70% số máy tính bị lây nhiễm. Từ năm
2017 đến nay đã có gần 8.000 trang thông tin điện tử, trong đó có trên 250
trang, cổng thông tin điện tử thuộc quản lý của các cơ quan Nhà nước bị tin tặc
tấn công.
Tình hình mất an toàn thông tin diễn ra khá phổ biến tại
nhiều cơ quan Bộ, ngành và địa phương trong phạm vi cả nước. Khảo sát lĩnh vực an toàn thông tin năm 2016 cho thấy có
41% số cơ quan, tổ chức không thực hiện kiểm tra, đánh giá, quản lý rủi ro về an
toàn thông tin, không phát hiện ra những nguy cơ, lỗ hổng, mã độc tiềm ẩn sẵn
trong hệ thống từ trước; 51% số cơ quan, tổ chức chưa có quy trình thao tác
chuẩn để phản hồi, xử lý khi xảy ra sự cố; 73% số cơ quan, tổ chức chưa triển
khai áp dụng các biện pháp bảo đảm ân ninh thông tin theo quy định hoặc theo
các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
Nguyên
nhân cơ bản dẫn đến tình trạng mất an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng là:
Các quy định của pháp luật về an ninh, an toàn thông tin của ta chưa theo kịp
nhu cầu sử dụng và sự phát triển của công nghệ thông tin. Cơ sở hạ tầng viễn
thông và công nghệ thông tin của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu bảo mật
thiết yếu. Các kỹ thuật mã hóa bảo mật thông tin, cũng như hoạt động giám sát an
toàn thông tin chưa được quan tâm đầu tư, sử dụng đúng mức, nhằm sớm phát hiện,
ngăn chặn các hành vi tấn công mạng với mục đích đánh cắp bí mật nhà nước, giả
mạo, sửa đổi thông tin lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các lực lượng vũ
trang. Hiểu biết, ý thức bảo vệ thông tin, an toàn thông tin khi sử dụng máy
tính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân còn hạn chế. Chưa có tiêu chuẩn thống
nhất về an ninh thông tin đối với các cổng thông tin, trang thông tin điện tử,
hệ thống mạng đã được xây dựng. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về
âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng còn
hạn chế. Mặt khác, để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, các
thế lực thù địch trong và ngoài nước liên kết với nhau đẩy mạnh
chống phá cách mạng nước ta dưới nhiều hình thức; trong đó, có việc
sử dụng internet, tác chiến mạng đã và đang trở thành một trong
những biện pháp chủ yếu, được các thế lực thù địch sử dụng rộng
rãi chống phá ta trên tất cả các lĩnh vực: chính trị - tư tưởng, kinh tế,
văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, kinh tế, ..
Không
gian mạng nói chung, mạng internet nói riêng được các thế lực thù địch, phản
động triệt để lợi dụng, chúng coi đây là phương tiện chủ yếu để chuyển tải,
phát tán các thông tin sai trái, thù địch đến đông đảo cán bộ, đảng viên, học
sinh, sinh viên và quần chúng nhân dân.
Như vậy, vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia
không chỉ là việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, vùng đất, vùng biển, vùng trời...
mà còn là bảo vệ chủ quyền của quốc gia trên không gian mạng.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
trên không gian mạng trong tình hình hiện nay, trước
mắt chúng ta cần tập trung thực hiện một số giải pháp, biện pháp cơ bản: Một là, xây dựng chiến lược bảo vệ chủ
quyền quốc gia trên không gian mạng của Việt Nam nhằm xác định đồng bộ các giải
pháp, để tăng cường khả năng phòng, chống các nguy cơ tấn công vào hệ thống
thông tin và ngăn chặn, khắc phục kịp thời các sự cố an toàn thông tin trên
không gian mạng. Hai là, thực hiện
tốt quản lý Nhà nước về an toàn, an ninh thông tin, an toàn mạng; hoàn thiện hệ
thống pháp luật về an toàn thông tin, an ninh mạng, chiến tranh mạng và các văn
bản hướng dẫn thi hành; quản lý chặt chẽ internet, nhất là các mạng xã hội;
thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trên lĩnh vực internet và quản lý hạ
tầng thông tin; không để các thế lực thù địch lợi dụng, thao túng và điều khiển
cư dân mạng, nhất là lớp trẻ để phục vụ mưu đồ của chúng. Ba là, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin
trình độ cao; củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về bảo mật và an
toàn thông tin, xây dựng và kiện toàn các đơn vị chuyên trách đảm bảo an toàn
thông tin của cơ quan Chính phủ và hệ thống chính trị. Bốn là, đầu tư nghiên cứu, chế tạo và ưu tiên sử dụng các sản phẩm
bảo mật và an toàn thông tin được sản xuất trong nước; triển khai các giải pháp
kỹ thuật tiên tiến để bảo đản an toàn thông tin và các giải pháp an toàn hệ
thống, giám sát an toàn mạng; đồng thời chủ động, tích cực tham gia hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực an ninh mạng, an ninh thông tin. Năm là, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, xây dựng các tổ chức
Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, làm tốt công
tác bảo vệ chính trị nội bộ; tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu
quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, phòng chống tham
nhũng, lãng phí; gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh. Sáu là, nâng cao
bản lĩnh chính trị, định hướng tư tưởng, nâng cao nhận thức, đề cao tinh
thần trách nhiệm trong việc bảo vệ thông tin bí mật nhà nước của cán bộ, đảng
viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và những người trực tiếp sử dụng kỹ
thuật nghiệp vụ có liên quan tới an toàn thông tin. Bảy là, đẩy mạnh công tác giáo dục,
tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, nhất là học sinh, sinh
viên, nhận thức rõ tầm quan trọng của
công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, không truy cập, khai thác, truyền
bá thông tin xấu, độc, sai sự thật; xây dựng ý thức, đề cao cảnh giác, nắm
chắc các thủ đoạn tấn công mạng của kẻ địch để bảo mật thông tin,
chủ động bảo vệ mình. Tám là, nắm
chắc diễn biến tình hình, chủ động giải quyết ngay từ cơ sở, nhất là những bức xúc của nhân dân, không để
xảy ra các “điểm nóng”, không để các thế lực thù
địch lợi dụng kích động quần chúng biểu tình, bạo loạn, gây mất ổn định chính
trị. Chín là, tăng cường đấu
tranh phản bác trên mạng và trên các phương tiện truyền thông (báo, đài,
truyền hình); phát huy vai trò và hiệu quả của Ban Chỉ đạo 94, chú trọng xây
dựng các lực lượng nòng cốt trong các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh,
truyền hình tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”
trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, phản bác kịp thời, có hiệu quả các quan điểm
sai trái, thù địch.
Phát biểu tại buổi
Lễ Công bố quyết định thành lập Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng, ngày 08
tháng 01 năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu: “Với sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học công nghệ, nhất là với làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 và sự phát triển của internet trên tất cả các lĩnh vực, không gian
mạng đã và đang trở thành vùng lãnh thổ mới có vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của mỗi quốc gia. Trong
chiến tranh hiện đại, không gian mạng được coi là môi trường tác chiến thứ 5
gắn kết chặt chẽ với tác chiến trên không, trên bộ, trên biển và trong không
gian vũ trụ. Tác chiến không gian mạng đã trở thành một phương thức tác chiến
cơ bản giữ vai trò quan trọng trong các cuộc chiến tranh có áp dụng các vũ khí
công nghệ cao. Hiện nay, nhiều nước đã thành lập lực lượng tác chiến không gian
mạng để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay, trước tình hình
thế giới, khu vực và Biển Đông diễn biến phức tạp, tiềm ẩn mất ổn định, khó
lường, việc bảo vệ không gian mạng góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia
được Đảng, Nhà nước ta xác định rõ và quan tâm chỉ đạo từ sớm. Trong chiến lược
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng ta đã đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ
quốc trên không gian mạng, nhận định nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an
ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn
chặn có hiệu quả chiến tranh mạng”.
Sâu sắc
Trả lờiXóabài viêt hay nên phat huy
Trả lờiXóa