Âm
mưu chống phá Việt Nam đằng sau chiêu bài tự “do tôn giáo”
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến thăm và chúc mừng
Giáo xứ Chính tòa, Tổng Giáo phận TP.HCM. Ảnh:
TTXVN
Cùng với vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, các
thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề “tôn giáo” để tạo sự chống phá đa diện
nhằm vào Đảng và chế độ ta. Mục đích của việc lợi dụng vấn đề này là để kích
động, gây rối, phá hoại, gây mất ổn định chính trị-xã hội, chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
Tiếp tay cho hành động đó, Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc
tế/BNG (USCIRF) đã công bố tài liệu tổng kết tình hình tự do tôn giáo ở Việt
Nam, với những đánh giá thiếu khách quan khi cho rằng: “Việt Nam chưa thực sự
tôn trọng quyền tự do tôn giáo”. Chẳng hiểu họ lấy thông tin từ đâu, với tư
cách gì mà có những nhận định và đòi hỏi hồ đồ như vậy. Phải chăng đây là hành
động “vì dân, vì nước” của các nhà dân chủ, tổ chức lưu vong?
Thực chất đó là những luận điệu lạc lõng, hại dân, hại
nước, trò “lập lờ đen trắng”, “đổ thêm dầu vào lửa” hòng đánh lừa dư luận, can
thiệp vào tình hình tôn giáo ở Việt Nam, nhưng không che mắt được ai.
Với chính sách
đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam, những năm qua, hầu hết tín đồ, chức sắc các
tôn giáo luôn yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc,
sống “tốt đời, đẹp đạo”, “ích nước, lợi dân”, tích cực tham gia phát triển kinh
tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh, trật tự,… góp phần làm nên
những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước.
Thực tế đó cho
thấy, tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được tôn
trọng và bảo đảm. Đó là sự thật khách quan, không thể phủ nhận. Điều này đã
được cộng đồng quốc tế, trong đó có nhiều chính khách nước ngoài chứng kiến và
ghi nhận. Phó Chủ tịch Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) M.Cromartie,
sau khi tận mắt chứng kiến các buổi sinh hoạt tôn giáo ở một số địa phương, đã
phải khẳng định: “Tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đã được mở rộng và có
nhiều tiến bộ, nhiều điểm đáng khích lệ”. Giám đốc Học viện Can dự toàn cầu
(IGE), cơ quan tham mưu cho Chính phủ Mỹ về chính sách tự do tôn giáo quốc tế,
sau khi đi thăm nhiều nơi ở Việt Nam cũng nhấn mạnh: “Chính phủ Việt Nam đã cho
phép tự do tôn giáo tồn tại. Đây là một sự phát triển chứ không phải là một
cuộc cách mạng…”. Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam gần đây, Thứ
trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican E. Balestrero đánh giá: Nhà nước Việt Nam tiếp
tục nỗ lực thực hiện nhất quán và không ngừng hoàn thiện chính sách tôn trọng
và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
Cho đến nay,
theo thống kê có tới 95% số dân Việt Nam có đời sống tín ngưỡng,
trong đó hơn 24 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau (so với khoảng
20 triệu người năm 2009). Cả nước có khoảng 25.000 cơ sở thờ tự và 45 trường
đào tạo chức sắc tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam diễn ra sôi động.
Hàng năm có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng bản địa cấp quốc gia
hoặc do địa phương được tổ chức. Rất nhiều cơ sở thờ tự của các tôn giáo đã
được cải tạo hoặc xây mới. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành
được duy trì, mở rộng. Nhiều chức sắc và nhà tu hành Việt Nam được cử đi đào
tạo ở Mỹ, Pháp, I-ta-li-a, Ấn Ðộ,...; đồng thời nhiều hoạt động quốc tế rộng
rãi, như: đại diện chức sắc các tôn giáo tham gia nhiều diễn đàn quốc tế, đối
thoại tôn giáo, tín ngưỡng, giao lưu học hỏi, trao đổi giáo lý và giáo luật tại
các diễn đàn lớn như ASEM, ASEAN... Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được khuyến
khích và tạo điều kiện tham gia hoạt động y tế, văn hóa, xã hội, nhân đạo,...
qua đó đóng góp vào quá trình xây dựng, phát triển đất nước.
Những nỗ lực
và thành tựu đã đạt được trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở
nước ta trong những năm qua là minh chứng khách quan nhất, cơ sở thuyết phục
nhất để bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, thù địch về tình hình tự do tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Như vậy, ai đó nói rằng: Ở Việt Nam "Việt Nam
chưa thực sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo” là không có cơ sở. Ðó là cái nhìn
phiến diện, thiếu khách quan, thiếu thiện chí đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam.
Những nói rằng: "Việt Nam chưa thực sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo” thì hãy nên "đi học đọc chữ", vì chứng tỏ họ không biết "đọc chữ". Nếu họ biết đọc sao lại còn "nói" như vậy chứ.
Trả lờiXóa