Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong các văn bản pháp luật quốc tế

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Liên hợp quốc đề cao và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Tuyên ngôn về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền này trong hệ thống pháp luật của mình.
1. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong pháp luật quốc tế 
Xét về nguồn gốc, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ra đời khá sớm trong lịch sử loài người. Trong lịch sử thời kỳ cổ đại, trung đại hay các chế độ quân chủ phong kiến đều dựa trên một tôn giáo chính thống để làm nền tảng ổn định xã hội. Trong khi đó, vấn đề bạo lực, khủng bố, kết tội tôn giáo hoặc chiến tranh tôn giáo vẫn không ngừng diễn ra. Vì vậy, nhu cầu lớn đầu tiên trong quyền tự do tôn giáo với rất nhiều quốc gia là nhu cầu mỗi cá nhân có thể đi theo một tín ngưỡng, tôn giáo riêng hay thay đổi tôn giáo mà không sợ bị chính phủ phạt tội hoặc các “tôn giáo chính thống” trả thù.
Trong tiến trình vận động của lịch sử, quan niệm về tự do tôn giáo dần dần trở nên hoàn thiện hơn. Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 đã đề cập đến tự do, song chưa nói cụ thể về tự do tôn giáo. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 đã nói đến tự do cá nhân, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, song cũng chưa đề cập một cách cụ thể: “Mỗi người đều được phát biểu tư tưởng tự dovề tôn giáo cũng vậy, miễn là những tư tưởng phát biểu đó không làm tổn thương đến nền trật tự công cộng đã được pháp luật ấn định phân minh”. Luật Phân ly nổi tiếng của nước Pháp năm 1905 cũng đề cập đến vấn đề tự do thờ cúng.
Như vậy, cho đến đầu thế kỷ XX, quan niệm về tự do tôn giáo mới chỉ mang tính quốc gia riêng lẻ, cho đến khi Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ngày 10-12-1948, thì tự do tôn giáo mới trở thành một quyền mang tính quốc tế.
Trên phạm vi quốc tế, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận trong một số văn bản chính trị bao gồm các văn bản mang tính chất tuyên ngôn như: Hiến chương của Liên hợp quốc năm 1945, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948; các văn bản mang tính chất pháp lý như: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Trong đó, Hiến chương của Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền là những văn bản tuy không có tính ràng buộc pháp lý, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các nguyên tắc và định hướng đạo lý, chính trị của quyền con người nói chung, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. Công ước là văn bản có tính ràng buộc pháp lý, bao gồm các nội dung cụ thể về quyền con người và các quốc gia thành viên chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với văn kiện này. Theo đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong pháp luật quốc tế bao gồm các nội dungtự do có, theo hoặc thay đổi một tôn giáo hay tín ngưỡng do mình lựa chọn; tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc không công khai dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng.
 - Hiến chương của Liên hợp quốc1945tại phần mở đầu, đã tuyên bố: “Khẳng định một lần nữa sự tin tưởng vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người, vào quyền bình đẳng giữa nam và nữ,...” [7, tr. 128]. Khoản 3, Điều 1 (Chương I) đã đề cập đến nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hướng “khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” [7, tr. 132]. Điều 55, Mục c (Chương IX, Hợp tác quốc tế về kinh tế và xã hội) ghi nhận Liên hợp quốc khuyến khích: “Sự tôn trọng và tuân thủ triệt để các quyền và tự do cơ bản của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo” [7, tr. 138].
 - Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, 1948 (The Universal Declaration of Human Rights - UDHR) được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217A (III)ngày 10-12-1948gồm Lời nói đầu và 30 điều. Lần đầu tiên, Đại Hội đồng Liên hợp quốc có một văn bản tuyên ngôn chính thức về nhân quyền, tạo cơ sở để Liên hợp quốc cụ thể hoá thành các công ước mang tính chất pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia thành viên trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người nói chung, các quyền về dân sự, chính trị nói riêng trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận trong Điều 18 như sau: Mọi ngưi đu có quyn t do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, k cả tdo thay đổi tín ngưỡng hoc tôn giáo của mình, và t do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyn giảng, thc hành, th cúng và tuân thủ các nghi l, dưới hình thứccá nhân hay tập th, tại nơi công cộng hoc nơi riêng tư [6, tr. 240, 241]. UDHR đã kế thừa và phát triển tư tưởng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789. Điểm phát triển ở đây là UDHRquy định về quyền này cụ thể và chặt chẽ hơn.
Để thực hiện được các quyền con người trong lĩnh vực dân sự, chính trị, xã hội, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, UDHR đã xác định các bảo đảm như tôn trọng và thực thi các nguyên tắc quan trọng nhất trong việc bảo vệ quyền con người: Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền” (Điều 1); “Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này mà không có bất kỳ sự phân biệt, đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo,…” (Điều 2) [6, tr.236, 237]; Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệtnào. Mọi người đều có quyền được bảo vệ một cách bình đẳng chống lại bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vi phạm bản Tuyên ngôn này, và chống lại bất kỳ sự kích động phân biệt đối xử nào như vậy (Điều 7) [6, tr. 238].
Tuy nhiênUDHR cũng đề cập đến những giới hạn trong việc thực hiện quyền t do tín ngưỡng, tôn giáo tại Điều 29, theo đó, có thể hiểu rằng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là quyền tuyệt đối, mà là quyền có thể bị giới hạn. Cụ thể:
 “1. Mọi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, là nơi duy nhất mà ở đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển tự do và đầy đủ. 2. Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm s công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và t do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ. 3. Trong mọi trường hợp, vic thc hiện các quyn t do này cũng không đưc trái với các mục tiêu và nguyên tắc của Liên hợp quốc.” [6, tr. 244].
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1966 (The International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR) được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 2200 (XXI), ngày 16-12-1966, có hiệu lực từ ngày 23-3-1976. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định với bốn nội dung cụ thể, trong đó nội dung thứ nhất quy định gần giống với Điều 18 của bản UDHR. Nhưng khái niệm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong ICCPR được ghi nhận cụ thể hơn tại Khoản 1, Điều 18:“Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, một cách công khai hoặc kín đáo dướicác hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng [24, tr. 242].
 Ngoài ra, trong ICCPR, khái niệm về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn được bổ sung thêm ba nội dung, làm cho quan niệm về quyền này rõ ràng và đầy đủ hơn, đó là: không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ (Khoản 2, Điều 18); Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởipháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác (Khoản 3, Điều 18);Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng quyền tự do của các bậc cha mẹ, và của những người giám hộ hợp pháp nếu có, trong việc giáo dục về tôn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện của riêng họ (Khoản 4, Điều 18) [6, tr. 280].
 Bốn nội dung của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện tại Điều 18 của ICCPR gắn kết với nhau trong mối tương quan mật thiết, vừa nói lên được tính phổ quát của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, vừa “để ngỏ” cho những quốc gia với những đặc thù riêng có thể thực hiện được. Vì vậy, tính khả thi trong hiện thực của nó rất cao. 
Cho đến nay, nhìn tổng quát, đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được các văn bản pháp lý quốc tế quy định như sau:
 1. Tuyên bố sự tồn tại của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
 2. Mọi người được thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách công khai một mình hay trong cộng đồng;
 3. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
 Tuy nhiên, các văn bản chính trị - pháp lý quốc tế cũng khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là một quyền tuyệt đối, mà là một quyền có hạn. Các quốc gia có thể hạn chế việc thực hiện quyền này nếu thấy đó là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội, sức khoẻ đạo đức của cộng đồng, hoặc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác khỏi bị xâm hại.
Những hạn chế của việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định trong pháp luật quốc tế được các quốc gia thành viên tuân thủ áp dụng trong pháp luật nước mình một cách triệt để. Theo đó, các loại hình tổ chức tôn giáo hoặc hoạt động tôn giáo làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức,… đều không cho phép hoạt động, thậm chí một số quốc gia còn sử dụng vũ lực để loại bỏ.
 Tài liệu tham khảo:
1. Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo,Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
 2. Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/1/1995, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
 3. Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 21/12/1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
 4. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
 5Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), NXb Lao động, Hà Nội.
6. Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Hỏi đáp về quyền con người NXb Công an nhân dân, Hà Nội.
 7. Chủ biên: Phạm Khiêm Ích (1998), Quyền con người các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.

 8. TS. Tường Duy Kiên (2006), Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH TRÊN INTERNET VÀ MẠNG XÃ HỘI TRONG QUÂN ĐỘI