Những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên
-
Không thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, do đó, sau khi thảo luận,
tập thể đã quyết định nhưng bản thân có ý kiến khác thì không chấp hành nghị
quyết, quyết định của tập thể, phản ứng, cùng nhau viết, ký tên vào đơn phản
ảnh, tố cáo, kiến nghị, gây mất đoàn kết nội bộ; hoặc trong sinh hoạt cấp uỷ,
sinh hoạt tổ chức đảng, chi bộ, tổ chức nhà nước không phát biểu ý kiến hoặc có
thảo luận, tranh luận nhưng khi ra ngoài thì nói khác với ý kiến phát biểu của
mình hoặc khác với kết luận, nghị quyết, quyết định của tập thể.
-
Không gương mẫu chấp hành quy chế làm việc của cấp uỷ, tổ chức đảng, tổ chức
nhà nước thể hiện khi có thiếu sót, khuyết điểm, sai phạm thuộc về trách nhiệm
cá nhân nhưng không tự giác tự phê bình, tự nhận trách nhiệm, khuyết điểm, sai
phạm, còn đổ lỗi cho khách quan, cho tập thể, cho người khác, cho mình "vô
can". Hoặc chức trách, nhiệm vụ của cá nhân đã được phân công rõ ràng cụ
thể nhưng sợ trách nhiệm nên không chủ động chỉ đạo, tổ chức thực hiện, còn ỷ
lại, dựa dẫm vào tập thể.
-
Lợi dụng quyền bảo lưu ý kiến của mình để viết bài, trả lời phỏng vấn, lợi dụng
diễn đàn, câu lạc bộ để truyền bá ý kiến trái với quan điểm, đường lối, nghị
quyết của Đảng, của cấp uỷ, tổ chức đảng, của chi bộ, tổ chức nhà nước, cơ
quan, đơn vị dưới nhiều hình thức với động cơ không trong sáng, làm mất uy tín
của tổ chức, của cán bộ, đảng viên, để các thế lực phản động, thù địch lợi
dụng.
-
Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt, là người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, tổ
chức nhà nước đã lợi dụng cơ chế, chế độ lãnh đạo tập thể để hợp pháp hoá quyết
định, ý đồ cá nhân của mình, làm trái nguyên tắc, quy định nhằm trục lợi cho
mình, cho người thân trong gia đình, cho người khác (trong bổ nhiệm, đề bạt,
luân chuyển, điều động cán bộ, cử cán bộ đi học tập, đào tạo; trong quyết định
chủ trương đầu tư các dự án,...). Một số khác lạm quyền trong việc tự ý quyết
định những vấn đề, công việc thuộc trách nhiệm của tập thể như quyết định việc
chỉ định thầu các dự án đầu tư, chỉ định các nhà cung cấp dịch vụ mua sắm công
cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Có
cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo các cấp, nhất là cán bộ trung, cao cấp
khi còn đương chức, công tác thì không nói, không dám đấu tranh ngăn chặn cái
xấu, bảo vệ cái tốt, nhân tố tích cực, nhưng khi đã nghỉ hưu, nghỉ chế độ thì
nói khác với quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc lúc đó
mới dám đấu tranh với cái xấu, bảo vệ nhân tố tích cực...
Một
bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm
chất, đạo đức, lối sống, thậm có những trường hợp suy thoái kéo dài, từ suy
thoái phẩm chất đạo đức, lối sống, chạy theo chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực
dụng, tham nhũng, lãng phí, chuyển sang suy thoái cả về tư tưởng chính trị (tuy
không nhiều); ngược lại, một bộ phận cán bộ, đảng viên từ suy thoái về tư tưởng
chính trị có thể chuyển sang cả suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống trên
năm biểu hiện cụ thể sau:
-
Sống ích kỷ, cá nhân, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, tham nhũng, lãng phí.
-
Sự hám danh, bè phái, cục bộ, mất đoàn kết.
-
Phong cách thì quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân.
-
Lối sống thì xa hoa, hưởng lạc, suy đồi.
-
Nói không đi đôi với làm, nói một đằng, làm một nẻo, không chấp hành nghiêm túc
quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp, không gương mẫu trong sinh hoạt gia
đình.
Tuy
nhiên, cũng phải thấy rằng, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"
của cán bộ, đảng viên còn có thể nảy sinh từ hoạt động của các chủ thể xã hội,
đặc biệt là từ tình trạng "tự tha hoá" của đội ngũ lãnh đạo các cấp,
kể cả ở cấp cao. Vì vậy, phải hết sức lưu ý khi có sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là ở cấp cao thì đó là
một sự nguy hại, nguy cơ khó lường.
Về
tự chuyển hoá của cán bộ, đảng viên: Thực tế cho thấy, từ tự diễn biến của cán
bộ, đảng viên trong một giai đoạn cụ thể, đến một mức độ nào đó (từ thay đổi về
lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất) sẽ dẫn đến tự chuyển hóa một cách tinh
vi, kín đáo hoặc có thể công khai dưới các biến thái sau đây:
Từ
việc sai phạm của cán bộ, đảng viên có tính chất đơn lẻ, cơ hội, nhất thời,
sang vi phạm có tính thường xuyên, tinh vi hơn; từ những khuyết điểm, sai phạm
nhỏ, ít nghiêm trọng đến những sai phạm lớn, từ không cố ý đến mang tính cố ý,
thường xuyên, phổ biến, từ số lượng vi phạm nhỏ đến số lượng vi phạm lớn, từ
phạm vi sai phạm hẹp đến phạm vi rộng, từ ít nghiêm trọng, đến nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Từ khuyết điểm, sai phạm của một người đến nhiều
người, khuyết điểm, vi phạm của cấp dưới đến cấp trên, từ thấp đến cấp cao, vi
phạm của một người sang nhiều người; khuyết điểm, vi phạm từ cấp dưới đến đồng
cấp, đến cá nhân cấp trên; từ đơn lẻ đến sự liên kết giữa nhiều người trong
cùng tổ chức hoặc của tổ chức khác.
Từ
việc cán bộ, đảng viên vi phạm ở một lĩnh vực, sang nhiều lĩnh vực hoặc chuyển
từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác hoặc nhiều lĩnh vực trong cùng một thời điểm
hoặc ở các thời điểm khác nhau, hoặc chuyển từ suy thoái tư tưởng chính trị
sang suy thoái cả về đạo đức, lối sống và ngược lại.
Từ
thiếu sót, khuyết điểm, sai phạm của cán bộ, đảng viên do cả nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan. Nhất là tình trạng cán bộ, đảng viên do bột phát,
đến cố ý lợi dụng kẽ hở của cơ chế, chính sách hoặc tự đặt ra các quy định, thủ
tục trái với quy định của Đảng, Nhà nước, của cấp trên hoặc của bản thân được
cấp có thẩm quyền giao.
Quá
trình tự chuyển hoá của cán bộ, đảng viên có thể diễn ra trong một thời gian
dài, hoặc một thời gian ngắn, hoặc có thể diễn ra tức thời với sự diễn biến khó
lường, nhất là chuyển hoá về tư tưởng chính trị, nhiều khi nó diễn ra âm thầm
hoặc rất tinh vi trong chính bản thân cán bộ, đảng viên, nhưng chưa biểu hiện
ra bên ngoài bằng các hành vi, việc làm, hành động cụ thể thì rất khó nhận
biết, phát hiện để ngăn chặn. Việc chuyển hoá của cán bộ, đảng viên có thể cả
về tư tưởng chính trị, cả về đạo đức, lối sống của họ hoặc là từ chuyển hoá về
tư tưởng chính trị đến chuyển hoá về đạo đức, lối sống; hoặc ngược lại, cán bộ
đảng viên có thể tự chuyển hoá từ suy thoái về đạo đức, lối sống sang suy thoái
về tư tưởng chính trị. Tuy nhiên, ở mỗi thời gian, thời điểm mức độ tự diễn
biến khác nhau và biến thái của sự chuyển hoá cũng khác nhau. Quá trình tự diễn
biến, nhất là diễn biến về tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên chuyển sang
tự chuyển hoá có thể diễn ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào động cơ, mục đích và
điều kiện ngoại cảnh tác động, ảnh hưởng ở từng thời điểm cụ thể. Do đó phải
nắm chắc đặc điểm này của sự "tự diễn biến" sẽ chuyển sang trạng thái
"tự chuyển hoá" để có biện pháp đấu tranh ngăn chặn kịp thời, có hiệu
quả.
Nhận xét
Đăng nhận xét