Hiểu thêm về Cách mạng Tháng Mười Nga
Ngày 25/10/1917 theo lịch cũ nước Nga (tức ngày 7/11/1917) đã được
ghi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ
đại, lần đầu tiên đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền ở quốc gia
có lãnh thổ rộng nhất thế giới. Một thế kỷ đã
trôi qua tính từ cuộc Cách mạng Nga vào năm 1917. Thế nhưng sự kiện này cho tới
nay vẫn là một trong các sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử Nga nói riêng và
lịch sử thế giới nói chung. Cuộc Cách mạng tháng Hai năm đó đã đặt dấu chấm
hết hoàn toàn cho triều đại Romanov nói riêng và chế độ quân chủ Nga nói chung.
Quần chúng nhân dân, do quá mệt mỏi với chế độ chuyên chế, đã lật đổ Sa hoàng
II.
Vì sao Cách mạng Tháng Mười lại xảy ra vào tháng 11?
Thực sự thì Cách mạng Tháng Mười xảy ra vào
tháng Mười Một và Cách mạng tháng Hai diễn ra vào tháng Ba. Điều này là do khác
biệt trong hệ thống lịch. Cho đến năm 1918, nước Nga vẫn sử dụng lịch Julius –
lịch này chậm khoảng 2 tuần so với lịch Gregorius, tức Công lịch hay Tây lịch
mà quốc tế sử dụng rộng rãi như hiện nay. Một trong những điều đầu tiên mà đảng Bolshevik thực hiện sau khi nắm được chính
quyền là bãi bỏ việc sử dụng lịch Julius – điều này làm hài lòng tất cả người
dân Nga.
Nhận xét
Đăng nhận xét