Pháp luật Việt Nam về tôn giáo
Trong điều kiện đổi mới, phát triển bền
vững và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, việc bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của công dân sẽ góp phần tạo ra động lực to lớn thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội, tập hợp được quần chúng có
đạo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà
nước ta luôn quan tâm đến việc bảo đảm cho cho người dân thực hiện quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của mình. Điều đó không những được
nêu rõ ở những quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng mà Hiến pháp và
các văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định rõ nội
dung quyền, các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền đó cho người dân phù hợp với
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết gia
nhập ngày 24-9-1982. Việt Nam cam
kết tôn trọng và thực hiện có hiệu quả các quyền được Công ước ghi nhận bằng
hoạt động lập pháp cũng
như bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân
trên thực tế.
Trong
pháp luật Việt Nam, chế định quyền con người được ghi nhận trong Hiến
pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của quốc gia ban hành. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trước hết
được ghi nhận tại Điều 70, Hiến pháp năm 1992,
trong đó khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước
pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước” (Điều 70) [5, tr. 147].
Quy
định này của Hiến pháp
được cụ thể hoá trong Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo năm 2004: “Công dân có
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà
nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm
phạm quyền tự do ấy” (Điều 1) [1, tr. 7].
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo liên
quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, bên cạnh các quy định trong
Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt, quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo còn được cụ thể hoá trong nhiều bộ luật, luật quan trọng khác
của Nhà nước Việt Nam như: Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của công dân như sau: “Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được xâm phạm tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”[2, đ47]. Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: Tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên
tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ,
tín ngưỡng, tôn giáo,... Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.
Căn
cứ vào những giới hạn của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo quy định ở Điều 18 ICCPR, Điều 8 Pháp lệnh
tín ngưỡng, tôn giáo, một mặt, khẳng định: “Không được phân biệt đối xử
vì lý do tín ngưỡng; tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
công dân” [2, tr. 11]; mặt khác cũng quy định phạm vi, giới hạn của
quyền ấy: “Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá
hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước, kích động bạo lực hoặc tuyên
truyền chiến tranh, tuyên truyền trái pháp luật, chính sách của Nhà nước, chia
rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng,
xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác,
cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và
thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác” [2, tr. 11].
Điều 15 Pháp lệnh
tín ngưỡng, tôn giáo quy
định: hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo bị đình chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường; 2. Tác động xấu đến đoàn kết nhân dân, đến truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. 3. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; 4. Có hành
vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Bộ luật Hình sự quy định
về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong đó có hành vi “gây chia rẽ
người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo
với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội” [3, đ87], thì bị
phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. Hoặc“người nào có hành vi cản trở công
dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và
của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi
phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến một năm” [3, đ129].
Nhìn chung, pháp luật về tín ngưỡng,
tôn giáo ở Việt Nam đã thể hiện được đầy đủ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
được nêu trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế
về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Điều 38 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có nêu: “Trong
trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc
gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện
theo quy định của điều ước quốc tế đó” [1, tr. 24]. Điều đó chứng tỏ sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế, những tiến bộ
vượt bậc và những cố gắng rất lớn của Nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng, bảo đảm
quyền con người nói
chung, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng.
Tài
liệu tham khảo:
1. Ban Tôn giáo
Chính phủ (2008), Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng,
tôn giáo,Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
2. Bộ luật dân
sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/1/1995, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ luật hình
sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 21/12/1999, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ luật tố
tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Hiến
pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), NXb Lao
động, Hà Nội.
6.
Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Hỏi đáp về quyền con người, NXb Công an nhân dân, Hà Nội.
7. Chủ biên:
Phạm Khiêm Ích (1998), Quyền con người các văn kiện quan trọng, Viện
Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
8. TS. Tường
Duy Kiên (2006), Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Pháp luật Việt Nam đã rõ, mọi người dân Việt Nam đều hiểu, các tín đồ tôn giáo đều phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Thế mà lắm kẻ rỗi hơi ở tận đẩu đâu giám phán xét Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo. Thực xấu hổ.
Trả lờiXóaNhững kẻ rỗi hơi ở tận đẩu tận đâu này chắc không phải người Việt Nam nên không biết câu: "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh".
Trả lờiXóaViệt Nam rất tôn trọng và tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển.
Trả lờiXóa